Câu hỏi thường gặp
- Câu hỏi 1: Bảo hiểm nhân thọ là gì?
-
Bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu trên 2 phương diện: kỹ thuật và pháp lý.Trên phương diện kỹ thuật, bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm bao hàm những cam kết mà sự thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào tuổi thọ của con người. Có hai loại cam kết chủ yếu trong bảo hiểm nhân thọ, đó là cam kết đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ cấp định kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm. Do thời hạn hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ kéo dài nhiều năm nên người tham gia bảo hiểm thường cam kết đóng phí làm nhiều lần. Thông thường, nếu người tham gia bảo hiểm bị chết trước khi hoàn thành nghĩa vụ đóng phí cho cả hợp đồng thì cam kết đóng phí những lần còn lại sẽ chấm dứt, nghĩa là không có ai trong phía bên mua bảo hiểm phải đóng thay họ. Khi người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định đã chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện cam kết của mình, trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp.
Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ bao gồm các hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, theo đó, để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp định kì trong trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định hoặc tử vong trước một thời điểm nhất định đã được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, theo Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ 01/04/2001 thì “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”.
- Câu hỏi 2: Bảo hiểm nhân thọ mang lại lợi ích gì cho mỗi cá nhân, gia đình?
-
Giống như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm khắc phục những khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro. Khi một người trụ cột trong gia đình bị tai nạn dẫn đến thương tật hoặc chết, bản thân người đó hoặc những người sống phụ thuộc sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Hơn lúc nào hết, họ sẽ cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tình hình tài chính. Bảo hiểm nhân thọ ra đời đã đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất.
Hơn nữa, vượt lên cả ý nghĩa “tiền bạc”, bảo hiểm nhân thọ mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ còn giúp cho những người tham gia có thể tích lũy cho những kế hoạch tương lai, như để dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui hưởng cuộc sống sau khi về hưu…
- Câu hỏi 3: tú lơ khơ tá la phỏm bảo hiểm nhân thọ nào là tốt nhất?
-
tú lơ khơ tá la phỏm bảo hiểm nhân thọ nào cũng tốt vì nó góp phần giúp khách hàng yên tâm hơn trước những rủi ro trong cuộc sống và thực hiện được các kế hoạch tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm nào là tốt nhất cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và nhu cầu của từng khách hàng vào từng thời điểm. Điều này có nghĩa là một sản phẩm có thể tốt nhất với người này nhưng chưa chắc đã tốt nhất với người khác; đối với một khách hàng, một sản phẩm nào đó có thể là tốt nhất vào thời điểm này nhưng đến thời điểm khác, sản phẩm khác lại là tốt nhất.
- Câu hỏi 4: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối thể hiện trong bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
-
Theo quy định chung, khi tham gia bảo hiểm, người tham gia có bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo.
Yếu tố quan trọng cần phải khai báo trong bảo hiểm nhân thọ: tiền sử bệnh tật của người được bảo hiểm, hồ sơ sức khoẻ của người trong gia đình...
Thời gian khai báo: Thông thường, Người yêu cầu bảo hiểm phải khai báo các yếu tố quan trọng khi có yêu cầu bảo hiểm. Việc khai báo phải hoàn thành trước khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Ngược lại, các công ty bảo hiểm đều phải công khai những thông tin liên quan đến phạm vi hoạt động, điều khoản và khả năng tài chính của đơn vị mình.
Khi Người được bảo hiểm cố tình không khai báo đầy đủ các yếu tố quan trọng thì được coi là vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối và hợp đồng bảo hiểm có thể bị huỷ bỏ một phần (giảm bớt quyền lợi bảo hiểm) hoặc toàn bộ (chấm dứt hiệu lực).
- Câu hỏi 5: Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho ai?
-
Trong trường hợp mua bảo hiểm nhân thọ cho người khác, bên mua bảo hiểm phải có Quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Theo quy định của khoản 2, điều 31 Luật KDBH, bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
- Bản thân bên mua bảo hiểm;
- Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
- Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
- Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có Quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Câu hỏi 6: Bên mua bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm như thế nào?
-
Căn cứ vào khả năng tài chính, khách hàng có thể chọn cách đóng phí một lần hoặc định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng nửa năm và hàng năm.
- Câu hỏi 7: Nếu khai sai tuổi thì giải quyết như thế nào?
-
Việc khai sai tuổi có thể dẫn đến 3 trường hợp:
- Nếu tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
- Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
- Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.